Làm như vậy sẽ không xóa các file và cài đặt plugin ra khỏi website. Người dùng có thể kích hoạt lại các plugin này bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, xóa hoặc gỡ cài đặt một plugin sẽ xóa file plugin khỏi website.
Tại xóa nên xóa plugin WordPress?
ầu hết người dùng quyết định xóa plugin WordPress khi không còn cần sử dụng đến plugin đó nữa. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
1. Plugin bị lỗi hoặc gây sự cố cho website
Một số plugin có thể chứa lỗ hổng bảo mật hoặc mã nguồn không tối ưu, gây ảnh hưởng đến hiệu suất, bảo mật hoặc dữ liệu của website. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường sau khi cài plugin, việc gỡ bỏ ngay là cần thiết.
2. Xung đột giữa theme và plugin
Nhiều theme hiện đại đã tích hợp sẵn các tính năng như SEO, tối ưu tốc độ, tạo form,… Việc cài đặt thêm plugin có chức năng tương tự dễ dẫn đến xung đột — khiến một số tính năng không hoạt động hoặc gây lỗi toàn trang.
3. Xung đột giữa các plugin cùng chức năng
Đây là lỗi phổ biến nhất đối với các plugin như:
-
Plugin tăng tốc website (Page Speed, Cache)
-
Plugin bảo mật hoặc backup
Các plugin này thường can thiệp sâu vào code, sitemap, cache,… Nếu bạn kích hoạt nhiều plugin có chức năng tương tự, chúng có thể gây xung đột hoặc làm chậm website. Tốt nhất chỉ nên dùng một plugin cho mỗi chức năng và xóa những plugin còn lại.
4. Plugin không còn được phát triển
Nếu plugin không được cập nhật thường xuyên, nó có thể không tương thích với phiên bản WordPress mới hoặc plugin khác trên hệ thống, gây rủi ro bảo mật và hiệu suất.
Cách xóa Plugin WordPress khỏi Dashboard
Chắc hẳn tới đây bạn đã hiểu được lý do tại sao nên xóa plugin WordPress để hỗ trợ tối ưu website của mình. Sau đây Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách xóa plugin WordPress. Quy trình diễn ra khá đơn giản, cùng làm theo hướng dẫn bên dưới nhé:
Bước 1: Trước tiên, ta chỉ cần điều hướng đến Plugins > Installed Plugins để xem toàn bộ danh sách các plugin đã được cài đặt.

Bước 2: Tại đây người dùng có thể hủy kích hoạt bất kỳ plugin nào đã cài đặt, bằng cách nhấp vào nút Deactivate hoặc chọn ô bên cạnh các plugin và từ Bulk Actions hãy chọn Deactivate. Khi quá trình kết thúc, bạn chỉ cần xóa nó. Chọn Delete.

Điều gì xảy ra khi xóa Plugin WordPress?
Trong nhiều trường hợp, khi người dùng xóa plugin WordPress, hệ thống sẽ xóa luôn các thư mục và tệp tin liên quan trong thư mục mặc định /wp-content/plugins/. Điều này giúp giảm dung lượng lưu trữ và góp phần tối ưu hiệu suất hoạt động của website. Tuy nhiên, không phải plugin nào cũng chỉ tồn tại dưới dạng tệp tin đơn giản. Một số plugin có khả năng can thiệp sâu vào hệ thống, chẳng hạn như tạo bảng riêng trong cơ sở dữ liệu WordPress, lưu thông tin cấu hình vào các bảng mặc định của WordPress Core hoặc thậm chí chỉnh sửa các tệp hệ thống như .htaccess. Vì lý do này, khi bạn xóa plugin, vẫn có khả năng các dữ liệu như entry, table hoặc tệp cấu hình vẫn còn tồn tại trên server.
Một số nhà phát triển plugin cố ý không xóa toàn bộ dữ liệu khi plugin bị gỡ cài đặt để người dùng có thể khôi phục lại cấu hình nếu cần cài lại plugin trong tương lai. Tuy nhiên, nếu không được dọn dẹp, những dữ liệu dư thừa như bản ghi database, file tạm hoặc file cấu hình có thể tích tụ và gây ảnh hưởng đến hiệu suất website, thậm chí gây tắc nghẽn tài nguyên máy chủ. Một ví dụ điển hình là khi bạn sử dụng plugin sao lưu (backup) và quyết định gỡ bỏ nó. Mặc dù plugin bị xóa, nhưng các bản backup vẫn tồn tại để đảm bảo an toàn cho website — điều này là bình thường và không gây nguy hại. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những file rác còn sót lại, và bạn nên kiểm tra để xóa chúng thủ công nhằm giữ cho hệ thống gọn gàng và tối ưu nhất.
Xóa hoàn toàn tất cả các file rác sau khi xóa plugin WordPress
Một phần quan trọng trong việc hiểu cách xóa plugin WordPress đúng cách là bạn không cần phải tự tay xóa từng tệp tin riêng lẻ. Đối với người dùng mới hoặc những ai không quen thuộc với cấu trúc file hệ thống của WordPress, việc lo lắng về các file đơn lẻ là không cần thiết. WordPress đã cung cấp quy trình xóa plugin thông qua giao diện quản trị (Dashboard) một cách an toàn và hiệu quả. Mặc dù một số dữ liệu như file cấu hình hoặc bảng cơ sở dữ liệu có thể còn sót lại, nhưng khả năng các tệp tin này gây ảnh hưởng lớn đến website là rất thấp, đặc biệt nếu plugin được phát triển đúng chuẩn. Vì vậy, thay vì tự ý truy cập vào hệ thống tệp hoặc database để tìm và xóa từng phần, bạn nên sử dụng các công cụ quản lý plugin và dọn dẹp cơ sở dữ liệu phù hợp để đảm bảo an toàn và ổn định cho website của mình.
Cách xóa mọi file còn sót lại bằng SFTP
SFTP là cách an toàn nhất để xóa các file còn sót lại khỏi server. Trong web server, hãy thiết lập thông tin đăng nhập FTP cho bất kỳ website nào được lưu trữ ở đó. Trên Siteground, phần Site Tools cho mỗi website có tab Accounts là nơi để tạo tài khoản với quyền SFTP tùy thích.

Sau khi hoàn tất, hãy sử dụng thông tin đăng nhập đó để đăng nhập một FTP Client như FileZilla. Sử dụng Quickconnect (1) để dễ dàng hơn, nhưng hãy lưu thông tin đăng nhập trong menu File.
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy cấu trúc thư mục ở bên phải (2). Điều hướng đến file /wp-content/plugins/ (3) và tìm các file của plugin. Tên của các plugin thường tương tự như title, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy
Nhấp chuột phải vào folder muốn xóa và chọn Download (5). Lưu ý, thao tác này sẽ không xóa các file của plugin mà thay vào đó, đưa các file này vào hệ thống cục bộ, backup chúng trong trường hợp có sự cố. Sau khi hoàn tất, nhấp chuột phải vào file một lần nữa và chọn Delete (6).

Khi được yêu cầu xác nhận việc xóa, hãy nhấp vào Yes. Các file còn lại sau khi xóa plugin WordPress đã được SFTP xóa thành công khỏi website.
Cách xóa Orphan Table khỏi Database
Mặc dù các file có thể được xử lý dễ dàng qua SFTP, nhưng việc xử lý database có thể phức tạp hơn một chút.
Lưu ý: Hãy nhớ backup website trước. Bất cứ khi nào chỉnh sửa Database WordPress, hãy backup mọi website của bạn. Bạn có thể muốn sử dụng plugin Advanced Database Cleaner cho việc này.

Sẽ hơi kỳ lạ khi sử dụng một plugin để loại bỏ các plugin, nhưng điều này làm cho việc xử lý Database của bạn trở nên đơn giản hơn.
Plugin Advanced Database Cleaner sẽ đưa bạn đến một trang đơn giản, nơi bạn có thể xem tất cả không gian bị lãng phí trong database của mình.

Bạn sẽ nhận thấy rằng không phải mọi thứ ở đây đều liên quan đến plugin. Trong màn hình ở trên, có hơn 4.500 bản revision đang được lưu trữ. Ở bên phải của mỗi mục, bạn có thể đặt một số ngày để loại trừ. Bạn có thể chọn các yếu tố để lọc, chọn Clean để website của bạn trở nên mượt mà hơn.
Để biết cụ thể hơn về dữ liệu liên quan đến plugin, hãy chuyến đến tab Tables.
Tables thường được đặt tên theo định dạng dễ đọc và người dùng có thể tìm ra table này thuộc về plugin nào. Phiên bản pro của plugin sẽ cho biết về những thông tin đó.
Tất cả các table được liệt kê ở đây là từ các plugin không còn được cài đặt. Ví dụ những table bắt đầu bằng wp_defender_ là từ plugin wpmudev, Defender Pro. Các table wp_gamipress_ là từ Gamipress. Không phải tất cả các table này đều có dữ liệu, nhưng tất cả table đều tồn tại dưới dạng dữ liệu trong Database.
Lời kết
Việc xóa plugin WordPress không còn được sử dụng là điều cần thiết vì nó giúp chúng ta tiết kiệm được dung lượng cho website, chống xung đột đồng thời cũng giúp ngăn chăn những lỗ hổng bảo mật không mong muốn vì plugin đã lỗi thời. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều kiến thứ bổ ích mới, chúc bạn thành công!