Rất nhiều người đang tham gia Facebook mỗi ngày. Việc đăng nhập trên những thiết bị khác nhau sẽ khiến bạn lọt vào tầm ngắm của hacker mà không hay biết.
Điều này gây ra hậu quả khó lường và đôi khi không thể khắc phục. Dưới đây là 8 hướng dẫn giúp bạn tránh khỏi tình cảnh trớ trêu.
1. Tạo mật khẩu mạnh
Thứ đáng quan tâm đầu tiên là bạn đừng thiết lập một mật khẩu cho nhiều tài khoản online, đồng thời không tiết lộ với bất kỳ ai. Để thay đổi mật khẩu, bạn tìm đến Account Settings General Password. Mật khẩu tốt phải bao gồm tối thiểu 8 ký tự, kết hợp giữa chữ thường, chữ in hoa, chữ số và ký tự đặc biệt.
2. Xác nhận số điện thoại
Đây là giải pháp tốt giúp bạn tăng cường mức độ bảo mật cho tài khoản Facebook. Ngay trong trường hợp bạn quên mật khẩu, hệ thống vẫn có thể cung cấp lại qua tin nhắn. Để thêm số điện thoại, hãy truy cập Account Settings-> Mobile ->Add a Phone.
Chọn quốc gia và nhà cung cấp dịch vụ, sau đó bấm Next.
Hệ thống sẽ gửi mã xác nhận vào chú dế, bạn hãy điền nó vào ô trống. Bạn được quyền tùy chọn chia sẻ số điện thoại với mọi người (Share your number) hoặc cho phép bạn bè nhắn tin vào di động qua Facebook (Allow friends to text me from Facebook).
3. Bật Secure Browsing
Tùy chọn Secure Browsing cũng đảm bảo thao tác trên Facebook trở nên an toàn hơn. Điều này giúp bạn phòng tránh ứng dụng không an toàn bên ngoài và chỉ tiếp cận những thông tin được xác nhận.
Bấm vào Account Settings tại phần mũi tên hướng xuống bên góc phải.
Chọn Security phía bên trái.
Tại dòng Secure Browsing, chọn Edit.
Khi trang mới xuất hiện, đánh dấu tích vào thẻ “Browse Facebook on a secure connection” và nhấn “Save Changes” để lưu thay đổi.
4. Thoát các phiên đăng nhập trước
Facebook cho biết thông tin về những lần đăng nhập trước, nơi đăng nhập và thiết bị sử dụng. Để kiểm tra, hãy truy cập Account Settings ->Security, chọn Edit tại dòng Active Sessions.
Lúc này, danh sách lần đăng nhập trước sẽ được hiển thị trên màn hình. Bạn có thể chọn “End Activity” tại mỗi lần tương ứng để thoát tài khoản khỏi những thiết bị kia.
5. Bật chế độ duyệt web riêng tư
Thêm một giải pháp hữu hiệu là bạn hãy kích hoạt chế độ duyệt web riêng tư “Private Browsing” trên trình duyệt. Hiện nay, mọi công cụ lướt web đều hỗ trợ tính năng này nhé.
6. Bỏ chế độ “Keep Me Logged In”
Khi đăng nhập Facebook, bạn sẽ bắt gặp ô nhỏ bên dưới ID với dòng “Keep Me Logged In”. Nó hỗ trợ truy cập trực tiếp vào tài khoản trong những phiên lướt web sau. Nếu dùng chung máy tính với người khác, tốt nhất bạn nhớ bỏ dấu tích tại thẻ trên.
7. Tránh các link spam
Facebook rất cứng rắn với spam (tin nhắn rác) và trang mạng thường xuyên cải tiến hệ thống để mọi thứ tốt hơn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng lượng spam trên mạng xã hội còn rất lớn và tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ. Trong khi chờ đợi Facebook tìm thấy phương pháp hiệu quả nhất, bạn hãy tự bảo vệ mình bằng cách:
– Không bao giờ click vào đường link nhạy cảm dù chúng được gửi từ bạn bè, trừ trường hợp đối phương xác nhận hành động của mình.
– Không điền username và password sử dụng Facebook tại bất kỳ website nào khác.
– Chỉ truy cập địa chỉ www.facebook.com, trừ khi bạn xài ứng dụng khác của Facebook.
– Cập nhật phiên bản trình duyệt mới nhất để nhận được cảnh báo nếu bạn bị tự động chuyển hướng truy cập.
8. Thoát Facebook sau mỗi lần truy cập xong
Cuối cùng, đây là thói quen rất đơn giản (phải lặp đi lặp lại) nhưng luôn hữu hiệu nếu bạn muốn phòng tránh hacker.