Khái niệm
Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP) là một kỹ thuật lập trình được dùng để xây dựng một ứng dụng. Ứng dụng đó có thể là ứng dụng phần mềm hay ứng dụng dụng web.
Trong lập trình hướng đối tượng, tất các các vấn đề đều được quy về đối tượng cụ thể.
Hay nói cách khác, trong lập trình hướng đối tượng, đối tượng là nền tảng để giải quyết vấn đề.
Định nghĩa đối tượng (Object).
Có rất nhiều cách định nghĩa về một đối tượng trong lập trình. Bạn có thể dễ ràng tìm thấy những khái niệm về đối tượng ở rất nhiều website.
Tuy nhiên, bạn thể hiểu đối tượng một cách đơn giản như sau:
Đối tượng là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài thực tế, mà bạn dễ ràng tìm thấy.
Ví dụ như, laptop, điện thoại, xem máy,… Tất cả những thiết bị đó đều được gọi là đối tượng.
Trong một đối tượng luôn tồn tại 2 thành phần là thuộc tính và chức năng.
Ví dụ: Một chiếc điện thoại.
Thì thuộc tính ở đây là các thông số kỹ thuật như Ram, CPU, Camera, màn hình,.. Còn chức năng của một điện thoại như nghe, gọi, nhắn tin, nghe nhạc…
Đối tượng khác nhau sẽ mang những thuộc tính và hành động khác nhau.
Ví dụ: Điện thoại và xe máy là hai đối tượng khác nhau.
Một chiếc xe máy không thể có màn hình và một chiếc điện thoại không thể có bình xăng được.
Qua đây các bạn có thể hiểu, tất cả các đối tượng trong lập trình đều là những đối tượng tồn tại ngoài thực tế.
Tất cả các đối tượng đều có những thuộc tính và chức năng nhất định.
Định nghĩa Class.
Class là cái định nghĩa ra một đối tượng.
Một class có thể tạo ra nhiều đối tượng.
Ví dụ: Tôi có bản thiết kế xe ôtô. Trong bản thiết kế có bánh xe và khung xe.
Khi ta tạo ra một chiếc xe KIA từ bản thiết kế xe ôtô thì chiếc xe KIA đó cũng phải có bánh xe và khung xe. Hay nói cách khác, bánh xe và khung xe là điều kiện cần để cấu thành nên một chiếc xe KIA.
Qua ví dụ trên ta thấy, bản thiết kế xe ôtô là một class và chiếc xe KIA là một đối tượng được tạo ra từ class xe ôtô. Và nó mang những thuộc tính, hành động được định nghĩa từ class xe ôtô.
Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng
1. Tính kế thừa: Sử dụng kỹ thuật lập trình OOP, cho phép mở rộng cách tính năng của ứng sau này, mà không cần phải chỉnh sửa code quá nhiều.
2. Team work: Khi viết code theo hướng thủ tục, mỗi người có phong cách code khác nhau. Nên không có một quy chuẩn chung về việc trình bày, điều này gây ra nhiều khó khăn khi làm việc theo nhóm. Với kỹ thuật lập trình OOP, tất cả đều phải tuân theo một qui chuẩn nhất định. Nên người lập trình bắt buộc phải tuân thủ theo những qui chuẩn đó. Điều này giúp làm việc Team work tốt hơn.
3. Tính bảo mật. Sử dụng kỹ thuật lập trình OOP giúp ứng dụng bảo mật hơn. Vì trong OOP, có hỗ trợ các cơ chế qui định quyền truy cập như Private, Public, Protected,...
Lời kết: Ở bài viết này, Tôi đã giới thiệu cho các bạn những khái niệm về Lập trình hướng đối tượng. Giúp các bạn hiểu và phân biệt được Đối tượng (Object) và Class.
Yêu cầu đối với bài học này, Tôi chỉ cần các bạn hiểu rõ được về Object và Class. Phân biệt được hai khái niệm đó. Thì ở bài học sau, khi tìm hiểu về Class và Object trong PHP sẽ rất dễ dàng.