Khi làm việc với WordPress, ngoài việc sử dụng theme và plugin để tùy chỉnh website, người dùng WordPress nâng cao thường viết code tùy chỉnh dựa vào hai tính năng action và filter của WordPress.
Hai tính năng này cho phép người dùng can thiệp trực tiếp vào mã nguồn của WordPress mà không cần chỉnh sửa trực tiếp, giúp tránh các lỗi nghiêm trọng và bảo đảm các thay đổi không bị mất khi cập nhật WordPress.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu một số đoạn code hữu ích mà bạn có thể sử dụng. Đa phần, bạn chỉ cần copy các đoạn code này vào file functions.php trong theme bạn đang dùng.
Tự chuyển hướng sau khi đăng ký
Code này sẽ giúp người dùng chuyển hướng đến một trang nhất định sau khi họ đăng ký thành công thay vì trở lại trang đăng nhập như mặc định.
Trong đó, bạn thay chữ member thành slug của page mà bạn cần chuyển tới.
Hiển thị số lượng post của custom post type ra Dashboard
Hiện tại, khi bạn vào trang Dashboard của trang quản trị, bạn sẽ thấy một phần có tên là "At a Glance", nơi hiển thị số lượng bài viết (post) và trang (page) hiện có. Nếu bạn muốn thêm một dòng hiển thị số lượng bài viết của một loại post type cụ thể, bạn có thể sử dụng đoạn mã dưới đây.
Trong đó, post_type_1 và post_type_2 là slug của post type mà bạn cần hiển thị ra.
Chuyển sang trang kế tiếp bằng bàn phím
Đây không phải là code PHP mà là jQuery, bạn sẽ cần chèn vào một file JS nào đó trong theme.
Trong đó, 37 và 39 là số thứ tự của bàn phím.
Thêm Featured Image vào RSS Feed
Mặc định RSS Feed chỉ lấy nội dung và tiêu đề của bài viết. Nếu bài của bạn có featured image nhưng nó không hiển thị ra ngoài thì RSS cũng không hiển thị, chèn code dưới đây vào để khắc phục điều đó.
Bắt buộc thêm ảnh Featured Image trước khi đăng bài
Đối với một số blog có nhiều tác giả, thì việc cộng tác viên quên gắn featured image cho bài viết là điều dễ xảy ra. Chèn đoạn dưới đây vào file functions.php để khắc phục việc đó:
Bắt buộc bình luận phải đủ ký tự
Một cách chống việc spam vớ vẩn ở comment, bạn có thể chỉ định phải viết tối thiểu bao nhiêu ký tự để có thể đăng bình luận.
Thêm màu trạng thái bài viết
Mặc định, WordPress có một số trạng thái bài viết như Draft, Published, Pending, Future, và Private. Tuy nhiên, khi chỉ lướt qua danh sách bài viết, việc nhận biết các trạng thái này có thể gặp khó khăn. Thêm màu cho từng trạng thái là một cách hiệu quả nhất để khắc phục vấn đề này.
Đặt link nofollow ở một số category nhất định
Thông thường các plugin như WP External Link sẽ giúp bạn đưa các link trỏ ra ngoài thành nofollow và đưa 1 số link đặc biệt thành dofollow. Thế tại sao lại không thử đưa link các bài viết trong một category nhất định thành nofollow?
Tự động xóa revision của bài viết
Revision trong WordPress là các bản sao tự động lưu lại của bài viết sau mỗi khoảng thời gian nhất định khi bạn đang soạn thảo. Nếu blog của bạn có quá nhiều revision, việc cơ sở dữ liệu bị phình to và trở nên chậm chạp là điều dễ hiểu.
Các plugin như WP Clean Up có thể giúp bạn xóa các revision thừa, nhưng chỉ khi bạn sử dụng plugin đó. Có một cách khác để tự động xóa revision là chèn đoạn mã dưới đây vào file functions.php.
Tự chèn custom field khi post/page được đăng
Một bài thực hành cho những ai mới tập sử dụng action hook trong WordPress. Bạn có thể tùy chỉnh tự thêm một custom field và một giá trị nhất định mỗi khi bài được đăng lên.
Đổi slug đường dẫn đến trang tác giả
Mặc định khi truy cập vào một trang tác giả trên WordPress nó sẽ có định dạng http://example.com/author/thachpham. Mẹo dưới đây có thể giúp bạn đổi chữ author trên đường dẫn thành thanh-vien chẳng hạn.
Cho phép đăng nhập bằng username lẫn email
Mặc định WordPress chỉ cho phép đăng nhập bằng username thôi, mẹo này sẽ cho phép khách có thể đăng nhập lẫn username và email của thành viên.
Chặn các truy vấn nguy hiểm
Thông thường các hacker có thể khai thác lỗi SQL Injection bằng việc trực tiếp nhập các câu lệnh truy vấn trên URL của website. Hãy chèn code dưới đây vào file functions.php để ngăn chặn việc này: