Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu và mã nguồn của Website, cho phép Website hoạt động trên Internet. Nói cách khác, nếu tên miền là địa chỉ nhà thì hosting chính là ngôi nhà chứa đựng toàn bộ đồ đạc bên trong.
Dung lượng lưu trữ (Website Space): Xác định nhu cầu sử dụng, nếu Website bạn chỉ đăng tải nội dung, hình ảnh cơ bản thì không cần quá nhiều dung lượng.
Băng thông (Bandwidth): Lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể tải xuống hoặc truy cập vào Website. Nên ưu tiên hosting có băng thông không giới hạn nếu dự kiến Website có nhiều lượt truy cập.
Thời gian hoạt động (Uptime): Đảm bảo Website không bị gián đoạn, uptime tối thiểu nên đạt 99.9%.
Giá hosting dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng mỗi năm, tùy vào gói dịch vụ và nhà cung cấp. Đầu tư vào hosting trả phí là điều cần thiết, bởi các gói miễn phí thường có giới hạn nghiêm ngặt, khiến bạn khó cạnh tranh với đối thủ.
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp Hosting trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn các đơn vị:
Sau khi đã sở hữu tên miền và hosting, bước tiếp theo là cài đặt WordPress - mã nguồn mở giúp bạn quản lý và xây dựng Website một cách dễ dàng.
Hầu hết các nhà cung cấp hosting hiện nay đều hỗ trợ bảng điều khiển cPanel, giúp bạn thực hiện cài đặt WordPress chỉ với vài bước đơn giản.
Sau khi nhấp vào biểu tượng WordPress, bạn sẽ được yêu cầu nhập các thông tin cơ bản cho Website:
🎉 Chúc mừng! Đến đây, bạn đã hoàn thành việc tạo Website bằng WordPress thành công và sẵn sàng bắt đầu chỉnh sửa, thiết kế nội dung theo ý muốn.
2.4 Chọn Theme WordPress
Thiết lập Theme phù hợp với Website WordPress
Sau khi đã cài đặt WordPress thành công, bước tiếp theo là thiết lập giao diện (Theme) phù hợp để Website trông chuyên nghiệp và đúng với mục đích sử dụng. WordPress cung cấp hàng nghìn theme miễn phí và trả phí để bạn lựa chọn.
Các bước thay đổi và cài đặt Theme:
Bước 1: Đăng nhập vào Dashboard (Trang quản trị)
Truy cập vào liên kết quản trị của bạn (thường là tenmiencuaban.com/wp-admin) và đăng nhập bằng tài khoản quản trị mà bạn đã tạo.
Bước 2: Truy cập mục “Giao diện”
Trong thanh menu bên trái, chọn “Appearance” (Giao diện) → “Themes” (Chủ đề).
Bước 3: Thêm Theme mới
Nhấp vào nút “Add New” (Thêm mới) ở phía trên màn hình.
Bước 4: Tìm và xem trước các Theme
Tại đây, bạn sẽ thấy hơn 1000 Theme miễn phí do WordPress cung cấp.
Bạn có thể tìm kiếm Theme phù hợp với nhu cầu bằng thanh Search Themes (Tìm kiếm Theme). Ví dụ: tìm kiếm theo từ khóa như “Business” (Doanh nghiệp), “Portfolio” (Hồ sơ cá nhân), “E-commerce” (Thương mại điện tử),…
Để xem trước một Theme, di chuột vào Theme bạn thích và nhấp vào nút “Preview” (Xem trước).
Bước 5: Cài đặt và kích hoạt Theme
Khi đã chọn được Theme ưng ý, nhấn “Install” (Cài đặt).
Sau khi cài đặt thành công, nhấn “Activate” (Kích hoạt) để sử dụng Theme đó cho Website của bạn.
Lưu ý khi chọn Theme:
-
Tính năng: Chọn Theme phù hợp với mục đích Website (bán hàng, blog cá nhân, giới thiệu doanh nghiệp,…).
-
Thiết kế responsive: Đảm bảo Theme tương thích với mọi thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động.
-
Tùy chỉnh dễ dàng: Ưu tiên các Theme có hỗ trợ tùy chỉnh mà không yêu cầu kiến thức lập trình.
-
Tối ưu SEO: Chọn Theme được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm để giúp Website của bạn xếp hạng tốt hơn trên Google.
Sau khi kích hoạt Theme, bạn có thể tiếp tục tùy chỉnh giao diện bằng cách chọn “Customize” (Tùy chỉnh) dưới mục “Appearance” (Giao diện) để thay đổi logo, màu sắc, font chữ, hoặc thêm các tiện ích phù hợp với thương hiệu của bạn.
2.5 Nên dùng giao diện miễn phí, trả phí hay tự code cho Website WordPress?
Việc lựa chọn giao diện (Theme) phù hợp cho Website WordPress phụ thuộc vào ngân sách, nhu cầu sử dụng, và mục đích xây dựng Website. Dưới đây là ưu, nhược điểm của từng loại:
Giao diện miễn phí:
Ưu điểm:
-
Hoàn toàn miễn phí, không tốn chi phí ban đầu.
-
Dễ dàng cài đặt trực tiếp từ thư viện WordPress.
-
Phù hợp với những người mới bắt đầu, viết Blog cá nhân hoặc các Website đơn giản.
Nhược điểm:
-
Giao diện thường khá cơ bản, thiếu tính độc đáo và không phù hợp cho các Website chuyên nghiệp.
-
Hạn chế về khả năng tùy chỉnh và ít hỗ trợ kỹ thuật.
-
Tiềm ẩn nguy cơ bảo mật nếu không được tối ưu mã nguồn đúng cách.
Giao diện trả phí:
Ưu điểm:
-
Được thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp với nhiều mục đích như kinh doanh, bán hàng, giới thiệu công ty.
-
Dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu mà không cần biết nhiều về lập trình.
-
Thường đi kèm hỗ trợ kỹ thuật từ nhà phát triển và cập nhật định kỳ để cải thiện hiệu năng và bảo mật.
Nhược điểm:
-
Tốn phí, giá giao động từ $20 - $80 hoặc hơn (tùy thuộc vào Theme).
-
Một số Theme có thể yêu cầu các Plugin bổ sung (thường mất phí).
Tự code giao diện:
Ưu điểm
-
Giao diện hoàn toàn độc quyền, thiết kế theo đúng ý tưởng và mục tiêu của bạn.
-
Tối ưu hóa hiệu năng tốt hơn và không có những tính năng dư thừa.
Nhược điểm:
-
Đòi hỏi kỹ năng lập trình cao hoặc thuê một đội ngũ chuyên nghiệp, dẫn đến chi phí rất cao.
-
Mất nhiều thời gian để hoàn thành giao diện.
Việc bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp sẽ khó khăn hơn nếu không có đội ngũ hỗ trợ lâu dài.
Kết luận: Nếu bạn cần một Website chuyên nghiệp và có ngân sách, hãy đầu tư vào giao diện trả phí. Còn nếu bạn là người mới và chỉ cần một Website đơn giản, có thể bắt đầu với giao diện miễn phí trước. Nếu bạn muốn một Website độc quyền và không ngại chi phí cao, tự code giao diện là lựa chọn phù hợp.
2.6 Các Plugin cơ bản cần thiết khi xây dựng Website bằng WordPress
Plugin giúp mở rộng tính năng cho Website WordPress. Dưới đây là những Plugin cần thiết để Website hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp:
Plugin tăng hiệu suất Website:
-
WP Rocket: Tăng tốc độ tải trang, cải thiện trải nghiệm người dùng.
-
LiteSpeed Cache: Tối ưu hiệu năng, tích hợp với máy chủ LiteSpeed.
-
Autoptimize: Giảm dung lượng CSS, JavaScript để cải thiện tốc độ tải trang.
Plugin bán hàng:
-
WooCommerce: Dành cho các Website kinh doanh, thương mại điện tử.
-
Easy Digital Downloads: Phù hợp để bán sản phẩm kỹ thuật số (eBooks, phần mềm,...)
Plugin bảo mật:
-
WordFence: Cung cấp tường lửa và quét mã độc để bảo vệ Website.
-
iThemes Security: Bảo mật tài khoản quản trị, giảm nguy cơ bị tấn công.
-
All In One WP Security & Firewall: Cải thiện bảo mật Website với tường lửa và các tính năng khác.
Plugin tạo Form:
-
Contact Form 7: Tạo Form liên hệ đơn giản và nhanh chóng.
-
WPForms: Hỗ trợ tạo các loại Form phức tạp (đăng ký, đăng nhập, khảo sát,...)
Plugin hỗ trợ hiển thị hình ảnh:
-
Responsive Lightbox & Gallery: Tạo thư viện hình ảnh bắt mắt và tương thích với nhiều thiết bị.
-
Easy FancyBox: Hiển thị ảnh đẹp hơn với hiệu ứng hộp đèn (lightbox).
Plugin nội dung:
-
Custom Post Type UI: Tạo nội dung dạng tùy chỉnh (Custom Post Type).
-
Related Posts: Hiển thị các bài viết liên quan để giữ chân người dùng lâu hơn.
Plugin SEO:
-
Yoast SEO: Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm (Google, Bing,...).
-
Rank Math SEO: Cung cấp tính năng SEO toàn diện, dễ sử dụng.
-
All in One SEO Pack: Tối ưu SEO cơ bản và nâng cao.
Ngoài ra, bạn có thể khám phá thêm Plugin phù hợp với mục đích cụ thể của mình từ thư viện Plugin của WordPress.
5. Những lưu ý cần nắm để bảo mật Website tốt hơn
Không đặt Username là “admin”
Vì sao không nên?
“Admin” là tên đăng nhập phổ biến mà Hacker thường nhắm tới để tấn công Website. Việc sử dụng tên khó đoán sẽ tăng cường tính bảo mật.
Giải pháp:
-
Đặt Username phức tạp, khó đoán (ví dụ: tên viết tắt, kèm số và ký tự đặc biệt).
-
Sử dụng Password mạnh (kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt).
-
Cài Plugin bảo mật như iThemes Security để thêm lớp bảo vệ.
Cập nhật Theme và Plugin thường xuyên
Vì sao cần cập nhật?
Các phiên bản cũ thường tồn tại lỗ hổng bảo mật. Bản cập nhật mới sẽ vá các lỗ hổng và cải thiện hiệu năng.
Cách thực hiện:
Kiểm tra cập nhật thường xuyên trong Dashboard → Updates.
Chỉ tải Theme và Plugin từ các nguồn đáng tin cậy (WordPress.org, ThemeForest,...).
Không sử dụng Theme và Plugin lậu
Rủi ro khi dùng Theme và Plugin lậu:
Mã độc được tích hợp sẵn, dễ dàng khiến Website của bạn bị Hacker tấn công.
Không nhận được hỗ trợ kỹ thuật và bản cập nhật từ nhà phát triển.
Website có nguy cơ bị Google phạt và xóa khỏi kết quả tìm kiếm.
Nguồn Theme và Plugin uy tín:
ThemeForest: Một trong những chợ Theme lớn nhất hiện nay.
WordPress.org: Nền tảng chính thức cung cấp các Theme và Plugin miễn phí.
GPLDL: Cung cấp các Theme và Plugin GPL bản quyền mở.
Xây dựng Website bằng WordPress đòi hỏi sự đầu tư cẩn thận về cả giao diện, Plugin và bảo mật. Với các bước trên, bạn có thể tạo một Website chuyên nghiệp và an toàn.