WordPress là gì và tại sao chúng lại trở nên phổ biến với hơn 40% website trên toàn thế giới sử dụng mã nguồn mở này thì bạn có thể tìm hiểu ở một bài viết mà Sharecode.vn đã viết.
Trong bài viết này Sharecode.vn muốn giới thiệu cho tất cả bạn đọc những plugin cần thiết mà bất cứ website WordPress nào cũng nên cài đặt và sử dụng.
1. Plugin bảo mật website
Tất nhiên rồi, mình sẽ xếp plugin bảo mật ở vị trí đầu tiên vì tầm quan trọng của nó, website của bạn mà bất ổn thì cài mấy plugin khác vào website cũng không có ý nghĩa gì cả.
Một số plugin bảo mật cho WordPress mà bạn có thể cài đặt là:
– Wordfence đây là plugin bảo mật hàng đầu cho WordPress mà bạn nên cài, Wordfence luôn cập nhật các quy tắc tường lửa mới nhất, chữ ký phần mềm độc hại để loại bỏ các rủi ro bảo mật, nó cũng chặn địa chỉ IP độc hại để giữ an toàn cho website của bạn.
Ngoài ra, plugin này còn tích hợp thêm 2FA (xác minh 2 bước) và một bộ các tính năng bổ sung khác. Wordfence chính là giải pháp bảo mật WordPress toàn diện nhất hiện nay.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết thông tin về plugin bảo mật Wordfence tại https://wordpress.org/plugins/wordfence/
– iThemes Security đây là plugin bảo mật mà trước kia mình khá yêu thích, tuy nhiên ở phiên bản mới nhất iThemes Security đã cập nhật giao diện người dùng cực kỳ tệ hại, ngoài ra họ cũng bỏ bớt 1 số tính năng ở bản free nên mình không còn sử dụng iThemes Security nữa mà chuyển sang Wordfence hoặc WP Cerber
– WP Cerber đây là plugin mình đang sử dụng cho khá nhiều dự án, dù plugin sinh sau đẻ muộn nhưng WP Cerber hỗ trợ bảo mật website rất tốt mà bạn có thể cài đặt và sử dụng.
Ở phần plugin bảo mật, mình chỉ khuyến nghị bạn sử dụng 1 trong 3 plugin này mà thôi, còn rất rất rất nhiều plugin bảo mật khác tuy nhiên theo đánh giá cá nhân của mình thì chỉ cần xài 1 trong 3 plugin ở trên là đủ.
2. Plugin chống spam comment, form
Đi đôi với plugin bảo mật cho website thì bạn nên cần 1 plugin chuyên dụng để chặn bot spam qua các form liên hệ hoặc spam bình luận. Nhiều người khuyên nên sử dụng Google reCAPTCHA nhưng mình thấy nó làm phiền khách hàng rất nhiều, nhất là ở các form liên hệ, đặt hàng mà cứ phải check reCAPTCHA là muốn bỏ đi rồi, thay vì dùng reCAPTCHA bạn xài 1 số plugin dưới đây để chặn spam hiệu quả.
Một số plugin chống spam mà bạn có thể xài đó là:
– Antispam Bee , mình thích và sử dụng cho toàn bộ dự án của mình bởi plugin thân thiện và hoạt động rất hiệu quả
– Akismet , plugin này được nhiều người khuyến khích xài nhưng mình trải nghiệm thấy có nhiều thông báo đòi login tài khoản, nâng cấp rất phiền nên mình đã bỏ và xài Antispam bee
– Ngoài ra bạn cũng có thể xem plugin CleanTalk , nếu có điều kiện sử dụng gói Pro của CleanTalk thì tốt, còn không bạn nên xài Antispam Bee
3. Plugin SEO
Khi website của bạn đã ổn phần bảo mật, bạn hãy cài ngay plugin SEO, chúng sẽ giúp website của bạn dễ lên top các từ khóa trên Google hơn. Tất nhiên việc lên top từ khóa trên Google search còn nhiều yếu tố khác tuy nhiên lựa chọn 1 plugin SEO tốt sẽ giúp bạn dễ kiểm soát từ khóa SEO và các vấn đề tối ưu onpage khác.
Một trong các plugin SEO bạn nên cài đó là:
– Rank Math SEO, mình ấn tượng với sự phát triển vượt bật của Rank Math, ra mắt một thời gian ngắn nhưng Rank Math được rất nhiều người sử dụng, tại thời điểm viết bài này Rank Math có hơn 900,000+ lượt kích hoạt và sử dụng, chỉ đứng sau Yoast SEO và All in One SEO
Tuy đứng sau Yoast SEO và All in One SEO nhưng với nhiều tính năng hữu ích, giao diện SEO thân thiện Rank Math có thể vượt qua 2 ông lớn kia vào 1 ngày không xa.
– Yoast SEO, dù già đời nhất trong các plugin SEO nhưng Yoast SEO ít cải tiến tính năng nên số người rời bỏ Yoast SEO để chuyển sang các plugin SEO khác là khá nhiều. Tuy là vậy nhưng Yoast SEO vẫn là 1 plugin SEO mà bạn có thể sử dụng (Tất nhiên mình khuyến khích bạn sử dụng cái gì đó có sự cải tiến và thân thiện, Rank Math SEO là khuyến nghị)
– SEOPress ngoài Rank Math SEO thì mình đang có mua bản quyền gói SEOPress Pro, tất nhiên mình thấy nó có nhiều tính năng hay nên mới đầu tư để trải nghiệm và apply cho các dự án SEO. Nếu bạn muốn trải nghiệm bản SEOPress Pro thì có thể gửi yêu cầu đến mình qua email.
– All in One SEO là plugin chỉ đứng sau Yoast SEO, All in One SEO cũng có nhiều tính năng cần thiết mà bạn có thể lựa chọn.
4. Plugin SMTP
Plugin SMTP bạn có thể cài đặt 1 trong các plugin SMTP sau:
-
WP Mail SMTP by WPForms
-
Easy WP SMTP
-
Post SMTP Mailer/Email Log
-
Chi tiết công dụng của SMTP + cách cài đặt và cấu hình SMTP bạn có thể xem chi tiết tại bài viết này
5. File Renaming on upload
File Renaming on upload là cái tên mình muốn nhắc đến tiếp theo, plugin này có chức năng là rename lại hình ảnh lúc bạn upload lên bài viết tại sao cần nó thì bạn thử hình dung, nếu bạn lưu tên hình ảnh là tiếng Việt có dấu thì up lên url ảnh sẽ có dấu tiếng Việt rất không thân thiện cho SEO và Server.
Cho nên nếu cài plugin thì khi up ảnh lên plugin sẽ giúp đổi tên tiếng Việt thành không dấu, cách nhau bằng dấu – ngang. Ví dụ up ảnh có tên là: Đây là hình ảnh.png thì File Renaming on upload sẽ tự động đổi lại thành day-la-hinh-anh.png
6. Plugin tạo form liên hệ
Plugin tạo form liên hệ thông dụng nhất là Contact form 7, ngoài ra bạn có thể cài đặt 1 số plugin tạo form liên hệ khác như WPForms , luent Forms , Formidable Forms …
7. Plugin tạo mục lục cho bài viết
Đây là plugin rất hữu ích, nó giúp độc giả nắm được tổng quan bài viết và nó cũng hỗ trợ SEO rất tốt mà bạn nên cài đặt vào website của mình.
Một trong các plugin tạo mục lục bài viết bạn có thể cài là
-
Table of Contents Plus (Miễn phí)
-
Easy Table of Contents (Miễn phí)
-
LuckyWP Table of Contents (Miễn phí)
-
Fixed TOC (Trả phí)
8. Plugin tạo cache cho WordPress
Plugin tạo cache là plugin cần thiết cho mọi website sử dụng mã nguồn WordPress , việc tạo cache giúp giảm tải cho Server cũng như giúp tốc độ truy cập vào trang web của bạn nhanh hơn rất nhiều so với không sử dụng cache.
Một số plugin tạo cache, hay plugin tối ưu tổng thể cho website bạn nên cài đặt là:
-
Litespeed cache (Khuyến nghị nếu server bạn đang xài là Litespeed)
-
WP Super Cache (Dành cho các web chạy trên Nginx)
-
WP Fastest Cache (Dành cho các web chạy trên Nginx)
-
W3 Total Cache (Dành cho các web chạy trên Nginx)
-
WP Rocket (Trả phí, tối ưu hiệu quả cho website chạy trên Nginx, Apache hoặc Litespeed Enterprise)
-
Bạn nên nhớ tùy thuộc vào web server của bạn đang sử dụng công nghệ gì để lựa chọn plugin tạo cache phù hợp, như vậy mới phát huy hết sức mạnh của plugin cũng như tránh xung đột hay phản tác dụng.
Nếu bạn cần hỗ trợ về phần tối ưu tốc độ web bạn có thể xem qua dịch vụ tối ưu website chúng tôi đang cung cấp.
9. Plugin backup WordPress
Xây dựng website bạn nên thường xuyên sao lưu dữ liệu để tránh thất thoát khi gặp phải sự cố về hosting hay bị hacker tấn công … để backup WordPress thì có rất nhiều cách, có thể backup thủ công bằng cách truy cập vào web panel để export database và nén source, tuy nhiên cách này khá bất tiện khi phải đăng nhập vào hosting liên tục để backup, giải pháp đơn giản hơn là bạn có thể sử dụng các plugin backup tự động hoặc bạn tùy chọn backup sẽ đơn giản hơn.
Bạn có thể tham khảo các plugin backup tốt nhất cho WordPress tại đây
10. Kết luận
Ở trên là 7 plugin mình nghĩ cần thiết cho mọi website từ lớn đến bé, ngoài ra tùy thuộc vào yêu cầu và tính năng khác nhau mà bạn có thể cài đặt thêm các plugin khác để đáp ứng yêu cầu của bạn.
Ví dụ bạn muốn tạo shop bán hàng thì có thể cài WooCommerce, bạn muốn tạo trang dễ dàng trình bày gọn đẹp đa dạng thì có thể sử dụng 1 số trình tạo trang hay còn gọi là Page builder như: Elementor , Oxygen , Beaver Builder , WPBakery , Thrive Architect , Divi …
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc gì về bài viết hoặc việc tạo lập website hãy gửi email cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.