GUI – giao diện đồ họa người dùng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Hãy cùng Sharecode.vn tìm hiểu về GUI là gì, GUI là viết tắt của cụm từ nào và ưu điểm, hạn chế khi sử dụng GUI!
GUI là gì?
GUI được viết tắt của Graphical User Interface – Giao diện đồ họa người dùng. Giao diện này được phát triển bởi Alan Kay, Douglas Engelbart và một số nhà nghiên cứu khác vào tại Xerox PARC. Hiện nay gần như các hệ điều hành máy tính đều sử dụng giao diện đồ họa này.
GUI giúp người dùng dễ dàng hơn trong quá trình giao tiếp với thiết bị điện tử thông minh, bằng việc sử dụng hình ảnh hoặc chữ viết thay vì mất công gõ các đoạn văn bản dài dòng.
GUI đang được ứng dụng cực kì phổ biến, từ các ứng dụng online, chương trình máy tính, hệ điều hành, cho đến các thiết bị cầm tay,…
Những thành phần của GUI
GUI được tạo nên bởi 2 thành phần chính là Thành phần cấu trúc và Thành phần tương tác:
Thành phần cấu trúc
1. Windows
Windows (Cửa sổ làm việc) là nơi người dùng có thể tương tác với máy tính bằng cách click vào các biểu tượng. Nó có thể được hiển thị, ẩn đi hoặc di chuyển đến các vị trí bất kỳ theo mục đích của người sử dụng. Một số loại cửa sổ làm việc thường gặp như:
-
Cửa sổ trình duyệt: Cửa sổ trình duyệt Web,.
-
Cửa sổ con: Các cửa sổ bật lên trên Internet, cửa sổ thông báo,…
2. Menu
Menu là nơi người dùng có thể sử dụng các danh sách lựa chọn để giao tiếp với máy tính và thực hiện thao tác lệnh mong muốn.
Người dùng có thể chọn lệnh bằng cách click bằng chuột hoặc bàn phím. Ưu điểm của Menu là chúng hiển thị các lệnh sẵn có trong ứng dụng, điều này giúp tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn khi sử dụng. Thanh công cụ Menu thường được hiển thị theo chiều ngang phía trên của màn hình máy tính. Khi thực hiện thao tác chuột dành riêng cho phần mềm, Menu sẽ xuất hiện dưới dạng con trỏ.
3. Icon
Icon – Biểu tượng, là dạng hình ảnh đại diện cho các đối tượng như website, tệp, chương trình,… Icon giúp cho người dùng có thể tương tác nhanh hơn khi thực hiện các lệnh, khởi chạy ứng dụng, mở các trang web. Điều này giúp quá trình thao tác dễ dàng, tiện lợi và được tối ưu hơn rất nhiều.
4. Widget
Widget hay còn được gọi là phần tử điều khiển đồ họa, là nơi người dùng thực hiện một lệnh tương tác cụ thể với ứng dụng bất kỳ.
Bộ công cụ Widget cung cấp cho người dùng ngôn ngữ chung để duy trì tính nhất quán khi thao tác với hệ thống.
5. Tabs
Tab là các hộp nhỏ hình chữ nhật có chứa biểu tượng đồ họa. Khi Tab được kích hoạt, cửa sổ sẽ hiển thị các widget được liên kết với tab đó. Người dùng có thể chuyển đổi nhanh chóng giữa các widget khác nhau. Bạn có thể mở nhiều Tab cùng một lúc trong một cửa sổ.
Thành phần tương tác
1. Con trỏ
Con trỏ giúp định hướng vị trí tương tác cho người dùng. Đây là nơi diễn ra các thao tác được khởi tạo trực tiếp như nhấp, chạm, kéo.
2. Thao tác chọn
Người dùng có thể thao tác chọn khi click vào các mục hoạt động có trên cửa sổ làm việc. Thao tác này có thể thực hiện bởi con chuột, bàn phím hoặc bút cảm ứng,…
3. Thao tác kéo thả
Thao tác kéo thả được sử dụng khi người dùng tương tác với các tệp hay hình ảnh trong cửa sổ làm việc. Hình dạng con trỏ sẽ thay đổi khi được đặt trên tay cầm hoặc khi thao tác kéo được hỗ trợ.
Ưu điểm và hạn chế của GUI là gì?
Ưu điểm
-
Giao diện đơn giản: GUI sở hữu giao diện trực quan, đơn giản và dễ sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng làm quen và thao tác nhanh chóng khi không cần phải ghi nhớ các lệnh phức tạp. Do đó, GUI vẫn luôn là giao diện được ưa chuộng hàng đầu cho máy tính và thiết bị di động.
-
Thu hút ánh nhìn: GUI có các tính năng hấp dẫn, hình ảnh trực quan dễ hiểu và mang ý nghĩa phổ quát.
-
Đa nhiệm: Người dùng có thể làm việc và hiển thị 2 hoặc nhiều chương trình cùng một lúc. Ví dụ: Bạn có thể xem bản tài liệu word trong khi lướt Internet từ trình duyệt website.
Hạn chế
Tuy có các ưu điểm vượt trội so với các giao diện khác, GUI vẫn tồn tại các hạn chế mà bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng:
-
Ít linh hoạt, chỉ có thể thực hiện các lệnh được lập trình trước.
-
Một số lệnh mất nhiều thời gian để thực hiện.
-
Trước khi hoàn tất quá trình, người dùng cần thực hiện nhiều hơn các thao tác như mở menu, điều hướng đến tệp cần mở,…