Chỉ cần bạn biết cách gọi tên các thành phần trên giao diện website thôi là bạn có thể biết mình cần gì và truyền đạt yêu cầu và mong muốn của mình một cách dễ dàng với đơn vị thiết kế website. Đây chính là bước đầu tiên để biến ý tưởng của bạn thành hiện thực trên không gian số.
1. Giao diện website gồm những thành phần nào?
2. Menu điều hướng
Menu điều hướng là một phần không thể thiếu của mỗi trang web, thường được đặt ở đầu trang (header). Chức năng chính của menu này là giúp người dùng dễ dàng truy cập đến các trang khác trên website như Giới thiệu, Sản phẩm/Dịch vụ, Liên hệ, và nhiều trang khác. Việc có menu điều hướng rõ ràng và dễ sử dụng không chỉ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát trang. Ngoài ra, việc bổ sung các tính năng như công cụ tìm kiếm, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký/đăng nhập, hotline, và giỏ hàng cũng làm cho menu điều hướng trở nên phong phú và tiện lợi hơn.
Logo thương hiệu thường được đặt ở góc bên trái của thanh menu điều hướng. Logo không chỉ là biểu tượng của sự chủ quyền và nhận diện thương hiệu mà còn là cách nhanh chóng để người dùng quay về trang chủ của website.
3. Banner hoặc slider động
Dưới menu điều hướng thường là banner hoặc slider động. Slider động thường được sử dụng ở trang chủ để giới thiệu về công ty, sản phẩm/dịch vụ mới, các hoạt động và sự kiện. Còn banner thường xuất hiện ở đầu các trang con dưới thanh menu điều hướng. Đối với cả slider và banner, việc kèm theo tiêu đề hoặc slogan thu hút người dùng là rất quan trọng để truyền đạt thông điệp và mục đích của trang web.
3. Nội dung
Phần nội dung chính trên trang web được xem như trái tim của trang, là nơi truyền đạt thông điệp và thuyết phục khách hàng. Nội dung cũng nên được kèm theo hình ảnh hoặc video để làm cho trang trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
4. Sidebar
Sidebar, hoặc thanh bên, là một phần không thể thiếu để tận dụng không gian của website và cung cấp thông tin hay tính năng bổ sung cho người dùng. Sidebar thường chứa các widget như danh mục bài viết, sản phẩm mới, bình luận, lịch, thời tiết, và nhiều tính năng khác.
5. Footer (chân trang)
Footer, hay chân trang, thường chứa các thông tin bổ sung như thông tin liên hệ, bản quyền, liên kết đến các trang chính sách, liên kết tới các trang khác, logo thương hiệu và các liên kết đến mạng xã hội.
Ngoài các thành phần cơ bản, các tính năng bổ sung như form, widget, call-to-action, pop-ups, và nút liên hệ nhanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với người dùng và thúc đẩy họ thực hiện các hành động cụ thể trên trang web.