Với sự phủ sóng rộng rãi của internet, hình thức mua hàng trực tuyến qua các trang web thương mại điện tử dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi đông đảo người dùng hiện nay.
Lợi ích của việc tích hợp thanh toán trực tuyến vào website
Thanh toán trực tuyến được hiểu là việc kết nối tài khoản người bán (thường là các trang web thương mại điện tử hoặc cửa hàng trực tuyến) với tài khoản thanh toán của người mua trên Internet. Qua đó, người mua có thể đặt hàng và thanh toán trực tiếp cho sản phẩm/dịch vụ ngay trên trang web một cách an toàn và thuận tiện nhất.
Bằng cách tích hợp thanh toán trực tuyến trên website, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
-
Cho phép người mua thực hiện đặt hàng và thanh toán một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
-
Tối ưu trải nghiệm người dùng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho trang web.
-
Quá trình thanh toán sẽ diễn ra một cách tự động, từ đó giúp đơn vị kinh doanh tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và nhân lực.
-
Giảm tỷ lệ hủy đơn vì khách hàng thường có xu hướng nhận hàng sau khi đã hoàn tất thanh toán.
-
Giảm bớt các quy trình, thủ tục, đồng thời tăng thời gian quay vòng vốn để tiếp tục kinh doanh.
Tuy nhiên, khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào website, doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng trong việc bảo mật thông tin khách hàng, nhất là thông tin thanh toán như số chủ thẻ, số tài khoản, mật khẩu, họ tên…
Phương thức hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến trên website
Cổng thanh toán trực tuyến trên website đảm nhận nhiệm vụ xử lý thông tin thẻ thanh toán của khách hàng khi mua sản phẩm/dịch vụ tại trang web, sau đó phản hồi kết quả thanh toán về chính trên trang web của bạn. Phương thức hoạt động của cổng này cụ thể sẽ là:
-
Sau khi khách hàng điền thông tin thanh toán và click vào nút đặt hàng trên trang web, trình duyệt sẽ tiến hành mã hóa thông tin hóa đơn, sau đó gửi kết quả đến web server thông qua kết nối SSL để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng.
-
Tiếp theo, kết quả này sẽ được web server của đơn vị kinh doanh gửi đến cổng thanh toán.
-
Bây giờ, cổng thanh toán sẽ tiếp tục gửi thông tin nhận được đến bộ xử lý thanh toán, sau đó chuyển tiếp thông tin đến cổng thanh toán mà người bán đã tích hợp vào trang web của mình.
-
Lúc này, ngân hàng phát hành thẻ thanh toán sẽ nhận được yêu cầu ủy quyền, sau đó gửi lại một mã phản hồi. Trong mã phản hồi này chứa các thông tin về trạng thái giao dịch để bộ xử lý thanh toán có thể làm việc. Nếu như giao dịch này không hợp lệ, bị lỗi hoặc không thành công, hệ thống sẽ trả về mã lỗi.
-
Sau khi mã phản hồi được chuyển đến cổng thanh toán bởi bộ xử lý thông tin, mã sẽ tiếp tục được chuyển lại trang web của bạn.
-
Tiếp theo, website của người bán sẽ hiển thị thông báo cho khách hàng về trạng thái thanh toán, đó có thể là thông báo thanh toán thành công hoặc không thành công.
Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website nhanh chóng nhất
Với mỗi cổng thanh toán và nền tảng web khác nhau, bạn sẽ có những cách thức tích hợp riêng biệt. Có nhiều cổng thanh toán bạn có thể lựa chọn như: Momo, ZaloPay, Paypal…
Trong bài viết này, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách tích hợp trang web được xây dựng dựa trên WordPress với cổng thanh toán Paypal – một nền tảng thanh toán phổ biến hàng đầu hiện nay.
Một số lưu ý khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào website
Trong quá trình tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến vào trang web, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Khả năng tương thích: Bạn cần nắm rõ thông tin về nền tảng website cũng như cổng thanh toán trực tuyến mà bạn muốn tích hợp để đảm bảo rằng chúng tương thích và hoạt động tốt với nhau.
-
Đảm bảo bảo mật: Vấn đề bảo mật luôn phải được đặt lên hàng đầu. Bạn cần đảm bảo rằng mọi thông tin khách hàng đều được bảo vệ vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ uy tín và hình ảnh thương hiệu của bạn. Vậy nên, hãy lựa chọn một nền tảng thanh toán online an toàn, đáng tin cậy để khách hàng luôn yên tâm khi thanh toán trên trang web của bạn.
-
Quy trình thanh toán phù hợp: Bạn nên ưu tiên lựa chọn các cổng thanh toán đáp ứng được quy trình mà bạn tìm kiếm, bao gồm sự đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện thanh toán online qua trang web.
-
Phí dịch vụ: Hãy xem xét kỹ lưỡng các chi phí cần phải chi trả khi tạo cổng thanh toán trực tuyến trên trang web. Ngoài ra, đừng quên tính toán chi phí cho một đơn hàng thành công và những ưu đãi đi kèm (nếu có) sao cho phù hợp với chính sách, chiến lược của doanh nghiệp.
-
Khả năng tùy biến: Bạn nên tìm hiểu các vấn đề có thể tồn tại khi triển khai phương thức thanh toán trực tuyến trên trang web, đồng thời đưa ra các thay đổi, cải tiến và chỉnh sửa phù hợp nhất.
Bên trên là cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website mà bạn có thể tham khảo. Có thể nói rằng, đây là một tính năng cực kỳ hữu ích và gần như không thể thiếu trên các trang web thương mại điện tử. Vậy nên, đừng quên áp dụng các bước hướng dẫn trên và chia sẻ bài viết để mọi người cùng theo dõi, bạn nhé.